30-12-2018 21:01:23

Tin tức

Cùng Jumbo diệt muỗi để chống sốt xuất huyết

Xem các bài viết của admin »
Tạo bởi admin
Ở nước ta từ đầu năm 2014, cả nước ghi nhận số trường hợp mắc sốt xuất huyết giảm 49,1% so với cùng kỳ năm 2013. Tuy nhiên, mới đây, tại Hà Nội, đã xuất hiện một ổ dịch sốt xuất huyết.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dân không được lơ là chủ quan và phải thực hiện triệt để các biện pháp phòng bệnh đặc biệt là diệt muỗi, diệt bọ gậy/lăng quăng. Không có muỗi, không có bọ gậy/ lăng quăng, không có sốt xuất huyết (SXH).

Tất cả mọi người đều có thể mắc bệnh, đặc biệt những người đang sống trong vùng dịch. Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, từ đầu năm 2014 ghi nhận trên 12.000 ca SXH, 8 người trong đó đã tử vong. So với cùng kỳ 2013, số mắc SXH giảm khoảng 49% trên phạm vi cả nước nhưng gia tăng cục bộ tại một số địa phương phía nam, đặc biệt là TP.HCM. Bệnh SXH do vi rút SXH (dengue) gây ra, hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Bệnh do muỗi vằn đốt, muỗi truyền bệnh từ người bệnh sang người lành, có thể gây thành dịch. Vi rút này có 4 chủng huyết thanh khác nhau là DEN - 1, DEN - 2, DEN - 3 và DEN - 4. Bệnh nhân nhiễm với chủng vi rút nào chỉ có khả năng tạo nên miễn dịch suốt đời với chủng vi rút đó mà thôi. Chính vì vậy, những người sống trong vùng lưu hành dịch dengue có thể mắc bệnh SXH nhiều hơn một lần trong đời.

Biểu hiện bệnh SXH thường gặp gồm sốt cao đột ngột, liên tục 2 ngày trở lên; người mệt mỏi; đau: đầu, sau hốc mắt, bụng, cơ, khớp; xuất huyết (từ ngày thứ 2, 3 trở đi): chấm, mảng xuất huyết dưới da; chảy máu chân răng, mũi; nôn hoặc tiêu, tiểu ra máu, phụ nữ bị hành kinh sớm hoặc nhiều. Người bệnh cần được theo dõi sát các dấu hiệu của bệnh nhất là từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6. Đa số người bệnh sẽ tự khỏi trong khoảng 10 ngày và có thể được điều trị, chăm sóc tại nhà để hạn chế lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Trừ một số trường hợp có biến chứng cần được nhập viện và điều trị tại bệnh viện. Người bệnh cần nhập viện khi có một trong những dấu hiệu sau: Người bệnh bứt rứt, vật vã, da lạnh, vã mồ hôi, tím tái. Chảy máu mũi, chân răng hoặc chảy máu đường tiêu hóa bất thường. Ói nhiều, đau bụng nhiều...

Biện pháp phòng chống SXH chủ động, hiệu quả nhất là diệt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy. Nên tránh muỗi đốt bằng nhiều cách: ngủ mùng, diệt lăng quăng, phát quang môi trường, mặc áo quần dài, đặc biệt dùng nhang trừ muỗi, bình xịt muỗi, chất xông đuổi muỗi... Tuy nhiên, cần lưu ý khi chọn dùng các sản phẩm này nên chọn những sản phẩm có thương hiệu với hoạt chất thế hệ mới, hạ gục nhanh và tiêu diệt muỗi tức thì.

Cập nhật cho người dân kiến thức về SXH là điều rất quan trọng. Theo ông Nguyễn Thành Phước - Giám đốc kinh doanh và tiếp thị Công ty TNHH FUMAKILLA Việt Nam, chuỗi chuyên đề sức khỏe “Phòng ngừa và xử trí bệnh SXH” năm 2014 (và là năm thứ 4 liên tiếp) đang tiếp tục được tổ chức với sự phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ các tỉnh thành trên toàn quốc đã thu hút sự quan tâm của hơn 10.000 khách tham dự. Chuỗi chuyên đề đã kịp thời đưa các chuyên gia chuyên khoa, nhà sản xuất đến và đồng hành, hướng dẫn người dân các biện pháp phòng chống bệnh SXH một cách hiệu quả nhất.

Tham khảo thông tin tại: diệt côn trùng

Nguồn:

Tác giả


0 Bình luận

Hãy là người bình luận đầu tiên!

Bình luận Facebook
Đăng nhập: Facebook | Yahoo | Google trước khi bình luận

Gởi trả lời