30-12-2018 20:19:42

Tin tức

Những yêu cầu đối với ván khuôn trong xây dựng

Xem các bài viết của admin »
Tạo bởi admin
Tags:
Trong xây dựng mọi vật liệu xây dựng điều có tác dụng và chức năng của nó. Ván khuôn là một trong những dụng cụ có nhiệm vụ quan trọng nhất để tạo nên những khối bê tông vững chắc. Vậy những yêu cầu cần thiết để tạo nên một ván khuôn đạt tiêu chuẩn là như thế nào.

Để có được một hệ thống Ván khuôn tiêu chuẩn cho việc định hình những khối bê tông trong xây dựng thì phải trải qua rất nhiều kinh nghiệm và nghiên cứu để tạo ra nhưng loại ván khuôn được thiết kế tiêu chuẩn. Để được coi là một ván khuôn đặt tiểu chuẩn thì những yêu cầu chắc chẽ về khuôn được đánh giá rất khắt khe.  

ván khuôn

- Đúng hình dạng và kích thước kết cấu: Khi chế tạo phải kiểm tra kích thước của tấm vật liệu làm khuôn, đồng thời phải chọn loại vật liệu đảm bảo chất lượng.

- Ván khuôn phải đảm bảo độ cứng và cường độ: Khi chọn ván khuôn phải tính toán và kiểm tra cường độ và biến dạng.

- Hệ thống đỡ phải đảm bảo ổn định: Khi chọn hệ thống phải tính toán kiểm tra độ ổn định.

- Ván khuôn phải dễ lắp, dễ tháo: để chi phí nhân công nhân công tháo lắp là tối thiểu. Thiết kế cấu tạo ván khuôn ở dạng ghép và có kích thước định hình.

- Ván khuôn phải sử dụng (luân chuyển) được nhiều lần:

+ Ván khuôn gỗ: 3-7 lần.

+ Ván khuôn gỗ dán, gỗ ép: 10 lần.

+ Ván khuôn nhựa: 50 lần

+ Ván khuôn thép: 200 lần.

- Khe hở án khuôn tuân theo quy định để bảo đảm độ khít.

+ Khe hở ván khuôn: ∂ ≤ 2mm

+ Nếu khe hở vượt quá giới hạn thì phải xử lý: 2 < ∂ ≤ 10 mm thì dùng giấy xi măng nhồi vào khe hở. ∂ > 10 mm thì dùng gỗ chêm vào khe hở.

- Phải chọn gỗ có độ ẩm thích hợp để chế tạo ván khuôn: W ≤ 18% để tránh bị cong vênh.

- Chọn vật liệu làm ván khuôn phải chú ý đến điều kiện kinh tế: chi phí ván khuôn cần phải tối thiểu. Thường chọn nhóm gỗ V – VII.

- Ván khuôn sau khi sử dụng phải được làm sạch, cất chứa, bả quản ở nới khô ráo đúng quy trình kỹ thuật. Trước khi đổ BT phải có biện pháp chống dính để tháo dỡ không làm hỏng ván khuôn (dùng giấy xi măng, bao dứa, quét dầu chống dính).

Phân loại theo công năng khuôn đúc và dạng kết cấu bê tông thành phẩm.

 

Tất cả các loại khuôn đúc bê tông, trong cách phân loại này, được xếp vào hai nhóm khuôn là: nhóm đáy nằm (cốp pha chịu lực) và nhóm thành đứng (cốp pha tạo hình). Nhóm cốp pha đáy nằm được gọi là cốp pha chịu lực là vì trong 2 chức năng chính của cốp pha là chịu lực thay cho bê tông và tạo hình cho bê tông thì đối với nhóm khuôn này chức năng chịu lực thay cho bê tông của nó là chức năng chủ yếu. Nhóm cốp pha thành đứng được gọi là cốp pha tạo hình là vì trong 2 chức năng chính của cốp pha là chịu lực thay cho bê tông và tạo hình cho bê tông thì đối với nhóm khuôn này chức năng tạo hình cho bê tông của nó là chức năng chủ yếu.

Nguồn:

Tác giả


0 Bình luận

Hãy là người bình luận đầu tiên!

Bình luận Facebook
Đăng nhập: Facebook | Yahoo | Google trước khi bình luận

Gởi trả lời